Điều kiện, thủ tục đăng ký chứng chỉ năng lực xây dựng 2022

Để hợp pháp hóa khả năng triển khai các dự án xây dựng, các đơn vị thầu thi công cần đăng ký năng lực xây dựng từ Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng. Vậy điều kiện để đăng ký và các thủ tục liên quan gồm có gì? Bài viết sau đây Nasaland sẽ tổng hợp các thông tin về việc đăng ký năng lực xây dựng và các vấn đề liên quan mà quý khách hàng có thể tham khảo.

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là loại giấy tờ được cung cấp bởi Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng có khả năng đánh giá năng lực sơ lược của các tổ chức, đơn vị có hoạt động xây dựng. Trong chứng chỉ sẽ thể hiện rõ các thông tin về điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị có thực hiện việc xây dựng tại lãnh thổ Việt Nam.

Các đơn vị thầu thi công cần đăng ký năng lực xây dựng trước khi tiến hành triển khai xây dựng. Chứng chỉ năng lực xây dựng có thời hạn 10 năm kể từ thời điểm đầu tiên được cấp, hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trong trường hợp cấp mới chứng chỉ vì chứng chỉ cũ bị mất, hư hỏng hay ghi sai thông tin hoặc trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung thì thời hạn sẽ được ghi theo chứng chỉ cũ đã cấp trước đó.

Khái niệm về chứng chỉ năng lực xây dựng trong quá trình đăng ký năng lực xây dựng
Khái niệm về chứng chỉ năng lực xây dựng trong quá trình đăng ký năng lực xây dựng

Điều 57. Điều Kiện Năng Lực Của Nhà Thầu Thi Công Xây Dựng Công Trình

Theo Điều 57 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, quy định rõ về việc đăng ký năng lực nhà thầu xây dựng như sau:

  • Các nhà thầu cần có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Cần thống nhất và phù hợp các nội dung đăng ký cấp chứng chỉ và nội dung trong bản đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của đơn vị thầu.
  • Những cá nhân đại diện cho doanh nghiệp cần phải có hợp đồng lao động đối với tổ chức hiện đăng ký năng lực xây dựng.
  • Những cá nhân đại diện cho doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ nếu các công trình xây dựng có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ,…
  • Đối với các tổ chức thầu xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Trong thời hạn 20 kể từ ngày hết hiệu lực, có thay đổi thì cần phải làm thủ tục cấp mới chứng chỉ năng lực.
Các đơn vị thầu đăng ký năng lực xây dựng cần phù hợp với quy định tại Điều 57
Các đơn vị thầu đăng ký năng lực xây dựng cần phù hợp với quy định tại Điều 57

Điều 65. Chứng Chỉ Năng Lực Của Tổ Chức Thi Công Xây Dựng Công Trình

Tại Điều Điều 65 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định rõ về thứ hạng khi đăng ký năng lực xây dựng như sau

Chính Chỉ Năng Lực Hạng I

  • Cần có ít nhất 3 người có đủ điều kiện năng lực để làm chỉ huy trưởng.
  • Những người phụ trách thi công cần có trình độ đại học hoặc cao đẳng tại chuyên môn của mình và phải có ít nhất 3 năm (đại học) hoặc 5 năm (cao đẳng) kinh nghiệm công tác trong nghề.
  • Người thuộc hệ thống quản lý chất lượng, an toàn chuyên môn, nghiệp vụ phải có ít nhất 15 năm hoạt động trong nghề.
  • Cần có ít nhất 30 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các nội dung trong chứng chỉ.
  • Có đủ máy móc, thiết bị để đáp ứng cho công trình xây dựng.
  • Đã thực hiện thầu chính ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

Chính Chỉ Năng Lực Hạng II

  • Cần có ít nhất 2 người có đủ điều kiện năng lực để làm chỉ huy trưởng.
  • Những người phụ trách thi công cần có trình độ đại học hoặc cao đẳng tại chuyên môn của mình và phải có ít nhất 3 năm (cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp) kinh nghiệm công tác trong nghề.
  • Người thuộc hệ thống quản lý chất lượng, an toàn chuyên môn, nghiệp vụ phải có ít nhất 10 năm hoạt động trong nghề.
  • Cần có ít nhất 20 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các nội dung trong chứng chỉ.
  • Đã thực hiện thầu chính ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

Chính Chỉ Năng Lực Hạng III

  • Cần có ít nhất 1 người có đủ điều kiện năng lực để làm chỉ huy trưởng.
  • Những người phụ trách thi công cần có trình độ hoặc điều kiện xây dựng của nhà thầu thi công.
  • Người thuộc hệ thống quản lý chất lượng, an toàn chuyên môn, nghiệp vụ phải có ít nhất 5 năm hoạt động trong nghề.
  • Cần có ít nhất 5 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các nội dung trong chứng chỉ.
Các thứ hạng trong đăng ký năng lực xây dựng
Các thứ hạng trong đăng ký năng lực xây dựng

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Trong bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cần có các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP
  • Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức
  • Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ
  • Chứng chỉ năng lực đã được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền (trường hợp đề nghị điều chỉnh lại chứng chỉ).
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện như trong nội dung kê khai
  • Hợp đồng, biên bản nghiệm thu hoàn thiện công trình xây dựng trong từng hạng mục hoặc toàn công trình đã thi công

Hy vọng qua bài viết trên quý khách hàng đã có cái nhìn tổng thể về đăng ký năng lực xây dựng. Để được hỗ trợ thêm thông tin, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Nasaland qua hotline 0909 777 500.

    Nhận Bảng Giá từ chủ đầu tư

    SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND
    ✅ Địa chỉ: 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
    ✅ Hotline: (+84)909777500 – (+84)932777400
    ✅ Email: info@nasaland.vn

    Đánh giá nội dung này