Quận Tây Hồ: Thông tin, đặc điểm và vị trí bản đồ

Khu vực Quận Tây Hồ là một trong những quận có tốc độ phát triển mạnh mẽ của thành phố Hà Nội. Nơi đây sở hữu các điều kiện tốt nhất để phát triển về kinh tế, xã hội, nhất là bất động sản. Cụ thể, khu vực Tây Hồ có đặc điểm gì, thông tin nào nhà đầu tư cần nắm bắt? Hãy tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây của Nasaland nhé!

Giới thiệu Quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Tên gọi của quận cũng được đặt theo tên của hồ nước tự nhiên lớn nhất thành phố – Hồ Tây. Trên địa bàn quận có rất nhiều địa điểm tham quan hút khách du lịch, điển hình có thể kể đến như: Làng hoa Nghi Tàm, làng đào Nhật Tân, Phủ Tây Hồ…

Dự kiến, Quận Tây Hồ sẽ có sự điều chỉnh về không gian, giao thông để phát triển thành trung tâm du lịch, dịch vụ phát triển nhất của thành phố. Nơi đây sẽ là địa điểm bảo tồn không gian thiên nhiên và cảnh quan của toàn bộ thủ đô. Thông tin chi tiết về quy hoạch từng phường thuộc quận Tây Hồ, nhà đầu tư có thể xem tiếp trong phần nội dung dưới đây. 

Giới thiệu đôi nét về Quận Tây Hồ 
Giới thiệu đôi nét về Quận Tây Hồ

Đơn vị hành chính Quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ hiện tại có tất cả 8 đơn vị hành chính cấp phường. Thông tin cụ thể về từng phường, quý khách có thể tham khảo trong bảng thống kê dưới đây. (Số liệu năm 2022). 

Tên phường SL Mã bưu chính Dân số

(người)

Diện tích (km2) Mật độ dân số (người/km2)
Bưởi  11211 25.838  1,4  18.455 
Nhật Tân  11209 7.104  1,03  6.897 
Phú Thượng 11210 14.365 6,01  2.444 
Quảng An 11207 10.015  3,46  10.015 
Thụy Khuê 11212 14.063  2,03  6.927 
Tứ Liên  11208 18.069  3,51  5.147 
Xuân La 11206 28.972  2,18  13.289 
Yên Phụ  11213 23.942 1,44  16.626 

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CHI TIẾT QUẬN TÂY HỒ

Bản đồ Quận Tây Hồ

Bản đồ Quận tây Hồ thể hiện nhiều thông tin quan trọng như hành chính, quy hoạch để nhà đầu tư xem và tham khảo trước khi đầu tư. Nasaland đã tổng hợp hai bản đồ với hai phần nội dung tương ứng ngay dưới đây để quý khách tham khảo thêm. 

Bản đồ hành chính Quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ có diện tích 24km2 và có vị trí giáp ranh với các quận huyện lân cận như: 

  • Phía đông giáp quận Long Biên
  • Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm
  • Phía nam giáp các quận Ba Đình, Cầu Giấy
  • Phía bắc giáp huyện Đông Anh 
Bản đồ hành chính Quận Tây Hồ
Bản đồ hành chính Quận Tây Hồ

 

Bản đồ quy hoạch Quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ thuộc địa phần quy hoạch theo đề án của thành phố. Ở các hạng mục như giao thông, không gian, đất đều có sự điều chỉnh theo tiêu chí mà UBND TP đặt ra. Cụ thể như sau: 

Quy hoạch giao thông: Quận sẽ tập trung cải tạo các tuyến đường để đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân tốt nhất. Cụ thể như sau:

  • Cải tạo trục đường chính Hoàng Hoa Thám với 2 đoạn từ Hùng Vương đến dốc Ngọc Hà và dốc Ngọc Hà đến Bưởi. 
  • Cải tạo tuyến đường vành đai 2 thành trục đường chính của đô thị. 
  • Mở rộng tuyến đường Âu Cơ – Nghi Tàm lên 44m chiều rộng 
  • Kéo dài đường Nguyễn Hoàng  Tôn đến Lạc Long Quân lên 40m chiều rộng. 
  • Các tuyến đường khu vực như Võng Thị Thanh Niên, Xuân La, Lạc Long Quân sẽ được mở rộng lên đúng tiêu chuẩn lộ giới. 
  • Dự kiến mở thêm các tuyến đường ở khu vực cửa ngõ phía Tây của dự án Golden Westlake, đường nối từ Thụy Khuê đến Hoàng Hoa Thám kéo dài đến Kim Mã, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai…
  • Bố trí thêm các tuyến đường kẻ quanh Hồ Tây để tránh tình trạng ách tắc giao thông vào giờ cao điểm. 
  • Tập trung triển khai thêm các nút giao thông tại phuofng Phú Thượng giữa đường vành đai 2 và các tuyến đường quy hoạch, nút giao Bưởi với đường vành đai 2 với đường Hoàng Hoa Thám – Hoàng Quốc Việt. Các nút giao sẽ được triển khai theo nguyên thắc cho phép giao nhập đường cấp khu vực vào hệ thống đường chính hoặc trục chính của đô thị, không di chuyển theo hướng 2 chiều. 

Quy hoạch không gian đô thị: Các khu đô thị trung tâm sẽ được mở rộng về phía Tây và phía Nam. Mục tiêu chính trong đề án là sẽ xây dựng thêm khu trung tâm thương mại quốc tế, khu mua sắm, giải trí, khách sạn, văn phòng… để hoàn thiện mỹ quan đô thị theo dự định, phát triển về mọi mặt để trở thành một trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế, du lịch của thủ đô và cả nước. 

Diện tích quy hoạch các khu đất cụ thể như sau: 

  • Đất công trình công cộng chiếm 63,2ha diện tích đất tự nhiên
  • Đất công viên cây xanh chiếm khoảng 604,82ha
  • Đất giao thông cấp đô thị rộng khoảng 23,12ha 
  • Đất đơn vị ở có diện tích khoảng 228,61 ha
  • Đất trường trung học phổ thông khoảng 4,79ha
  • Đất cơ quan, viện nghiên cứu và trường đào tạo có khoảng 2,05ha
  • Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng khoảng 12,21ha

Do các khu đất sẽ được quy hoạch lại nên tổ chức không gian cũng sẽ có sự điều chỉnh tương ứng. Cụ thể như sau: 

  • Hồ Tây sẽ được lấy làm điểm trung tâm để phát triển không gian đô thị. 
  • Cấu trúc không gian tổ chức theo các dải, lớp, đặt biệt là trục không gian bán đảo Quảng An kết nối Hồ Tây với không gian sông Hồ và thành Cổ Loa. 
  • Không gian đô thị tập trung vào các công trình thấp tầng, mật độ xây dựng thấp, chỉ bố trí hạn chế một số công trình cao tầng tại các trục không gian và điểm nhấn xác định theo quy hoạch và thiết kế đô thị. 
  • Tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh và hạ tầng xã hội khu vực dân cư, làng xóm. 
Bản đồ quy hoạch Quận Tây Hồ - Thủ đô Hà Nội
Bản đồ quy hoạch Quận Tây Hồ – Thủ đô Hà Nội

Bản đồ quy hoạch chi tiết 8 phường thuộc Quận Tây Hồ

Bản đồ quy hoạch chi tiết của từng phường thuộc Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội sẽ được đề cập chi tiết trong phần nội dung dưới đây: 

Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Phú Thượng

Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ có diện tích tự nhiên là 6,0km2. Dân số tự nhiên của phường tính đến năm 2022 có tất cả 14.365 người. 

Thông tin quy hoạch giao thông: Dự kiến, giao thông của phường sẽ có sự mở rộng để phục vụ nhu cầu đi lại của cư dân tốt nhất. Cụ thể, đường nối vành đai 2 – 3, 2,5 sẽ được mở rộng thêm để cư dân đi lại nhanh chóng, thông suốt. Đường nội khu đô thị Ciputra cũng sẽ được xây thêm để hoàn thiện đề án quy hoạch đề ra. 

  • Đường nối vành đai 2 – 3 theo quy hoạch có chiều dài khoảng 3km qua. Đoạn đường này sẽ nối liền đường vành đai 2 ở đoạn cầu Nhật Tân tới đường vành đai 2 qua đoạn cầu Thăng Long. Hiện cầu đang trong giai đoạn thi công, đã hoàn thiện đến đoạn nút giao chân cầu Nhật Tân đến đoạn giao cắt với phố Thượng Thụy. 
  • Đường vành đai 2,4 có chiều dài khoảng 1.1150m với điểm đầu ở cổng vào dự án Ciputra đường Nguyễn Hoàng Tôn và điểm cuối là điểm giao cắt với tuyến đường đoạn Ciputra khu K. 
  • Đường nội khu đô thị Ciputra song song với đường nối vành đai 2 – 3  dài khoảng 2km. Điểm đầu của đường chính là đoạn nút giao chân cầu Nhật Tân ở gần đường mục 1 và chạy song song, kết thúc ở đoạn gần vòng xuyến dự án Sunshine City. 

Thông tin quy hoạch sử dụng đất: Địa bàn của huyện sẽ có thêm nhiều dự án bất động sản mới được triển khai. Điểm hình chính là khu đô thị Ciputra – dự án đô thị có quy mô lớn ở miền Bắc lên đến 300ha. Hiện tại, dự án đã được xây dựng khoảng 100ha so với tổng quy hoạch. 

Quy hoạch Phường Phú Thượng Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội
Quy hoạch Phường Phú Thượng Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội

Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Nhật Tân

Diện tích đất tự nhiên của Phường Nhật Tân là 1,03km2. Dân số tự nhiên của toàn phường đến năm 2022 là 7.104 người. 

Thông tin quy hoạch giao thông: Địa bàn phường có nhiều tuyến đường được điều chỉnh lại đảm bảo tiêu chuẩn về lộ giới và đảm bảo mỹ quan đô thị. Cụ thể, các tuyến đường thuộc diện quy hoạch gồm có đường Âu Cơ – Nghi Tàm, đường Lạc Long Quân, đường kè hồ Tây,…

Thông tin quy hoạch sử dụng đất: Phường Nhật Tân có một khu đất rộng khoảng 2,5ha được sử dụng để xây dựng dự án vườn Đào phục vụ du lịch truyền thống và kết hợp dịch vụ của các hộ dân cư sinh sống trên địa bàn. 

Danh sách các khu đất thuộc diện quy hoạch của Phường Nhật Tân là:

  • Đất khu vực vườn hoa Lạc Long Quân rộng 2,5ha là đất cây xanh đô thị. Khu đất này sẽ được dùng để xây dựng dự án vườn Đào phục vụ du lịch truyền thống. 
  • Một số dự án đất đối diện dự án Lotte Mall Hà Nội trên đường Lạc Long Quân có diện tích lần lượt là 0,5ha – 0,4ha – 2,3ha.  Dự tính, các khu đất này sẽ được giải tỏa trong tươi lai khi có kế hoạch sử dụng đất cấp quận, ngõ 566 và 584 Lạc Long Quân sẽ bị đóng theo quy hoạch. 
Quy hoạch Phường Nhật Tân Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội
Quy hoạch Phường Nhật Tân Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội

Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Tứ Liên

Phường Tứ Liên có diện tích tự nhiên khoảng 3,51km2. Tổng dân số của toàn phường tính đến năm 2022 là 18.069 người. 

Thông tin quy hoạch giao thông: Dự kiến, địa bàn phường sẽ có thêm các tuyến đường được mở rộng để phục vụ nhu cầu đi lại của cư dân. Hiện tại, người dân vẫn được đảm bảo giao thông qua các tuyến đường huyết mạch chính là đường Âu Cơ. 

Thông tin quy hoạch sử dụng đất: Địa phần phường có nhiều dự án đất dính quy hoạch do không phù hợp với nhu cầu của người dân. Các khu đất có mục đích sử dụng không phù hợp chủ yếu quanh mặt hồ Tứ Liên như đất mặt nước, đất cây xanh, đất giao thông… Các loại đất này sẽ được thu hồi, giải tỏa khi Nhà nước có chỉ thị mới. 

Quy hoạch Phường Tứ Liên Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội
Quy hoạch Phường Tứ Liên Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội

Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Quảng An

Phường Quảng An có diện tích tự nhiên khoảng 3,46 km2 và tổng dân số tính đến năm 2022 là 10.015 người. 

Thông tin quy hoạch giao thông: Phường Quảng An sẽ có nhiều tuyến đường được mở theo quy hoạch đề ra như: Đường nối Âu Cơ – Quảng Bá dài khoảng 235m; đường nối Âu Cơ với ngõ 52 Tô Ngọc Vân dài khoảng  233m; đường nối Tô Ngọc Vân – Quảng Bá  dài khoảng 120m; đường nối Đặng Thai Mai – Tây Hồ dài khoảng 200m và đường nối mục 5 với ngách 12/2 Đặng Thai Mai. 

Thông tin quy hoạch sử dụng đất: Các khu đất dính quy hoạch thuộc phường Quảng An gồm có: Khu vực Ao Chùa, Đầm Trị, đất gần dự án Sun Grand City Quảng An Residence, một số ngôi nhà ở tuyến đường Âu Cơ,… Cụ thể như sau: 

  • Đất khu vực Ao Chùa, Đầm Trị có một số ô thuộc quy hoạch số 19 và sẽ sớm được tái sử dụng để trồng cây xanh. Cư dân sinh sống trong những ô đất thuộc diện quy hoạch sẽ được di dời sớm để đảm bảo công tác thi công. 
  • Đất cạnh dự án Sun Grand City Quảng An Residence thuộc quy hoạch số 19 có diện tích khoảng 1,1ha. Hiện tại, khu vực này đang có cá quán kinh doanh và sân bóng đá. Dự kiến, các công trình sẽ được di dời sớm trong tương lai. 
  • Một số nhà thuộc mặt đường Âu Cơ đến điểm giao ngõ 12 Đặng Thai Mai được tái sử dụng làm đất cây xanh và đất giao thông. Các ngôi nhà trên mặt đường Âu Cơ cạnh chùa Tứ Liên sẽ phải di dời do nằm trong phạm vi đất quy hoạch. 
Quy hoạch Phường Quảng An Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội
Quy hoạch Phường Quảng An Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội

Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Xuân La

Phường Xuân La có diện tích tự nhiên 2,18km2 và có tổng dân số tính đến năm 2022 là 28.972 người.

Thông tin quy hoạch giao thông: Dự kiến, trên địa bàn phường sẽ tiến hành quy hoạch mở rộng các tuyến đường để cư dân di chuyển nhanh chóng, thuận lợi hơn. Cụ thể: 

  • Tuyến đường 1 sẽ có điểm đầu gần nút giao Nguyễn Văn Huyên kéo dài nối thẳng sang đường Võ Chí Công, chiều dài khoảng 700m. 
  • Tuyến đường số 2 sẽ có điểm đầu ở Nguyễn Văn Huyên (đoạn vòng xoay đang làm dở dang) đến điểm cuối đoạn đối diện 68 Võ Chí Công (lối quay xe trên đường Võ Chí Công). 
  • Tuyến đường số 3 có điểm đầu từ Ecolife Tây Hồ đến đường ĐT 1 qua khu Ngoại giao đoàn dài 1,1 km. 
  •  Tuyến đường có điểm đầu ở vòng xoay gần Starlake Gallery trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đến điểm cuối là đầu ngõ 445 Lạc Long Quân. Chiều dài của đường khoảng 1,2km. 

Thông tin quy hoạch sử dụng đất: Địa phận các khu đất phía đông của phường, cụ thể là đường Lạc Long Quân sẽ thuộc phạm vi quy hoạch. Nhất là khu vực ngõ 445 Lạc Long quân kéo dài đến ngõ 68A Võ Chí Công có rất nhiều hộ gia đình đang kinh doanh.  Dự kiến, các hộ gia đình thuộc cung đường này sẽ phải di dời đến địa phần khác, đất sẽ được nhà nước thu hồi lại để phục vụ cho mục đích quy hoạch theo chủ trương đề ra. 

Quy hoạch Phường Xuân La Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội
Quy hoạch Phường Xuân La Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội

Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Yên Phụ

Diện tích tự nhiên Phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội là 1,44km2. Tổng dân số tự nhiên của phường tính đến năm 2022 có khoảng 23.942 người. 

Thông tin quy hoạch giao thông: Theo đề án quy hoạch đến năm 2035, Phường Yên Phụ sẽ có thêm các tuyến đường giao thông được mở để phục vụ nhu cầu đi lại của cư dân tốt nhất. Hiện nay, dân cư có thể thông qua các tuyến đường lớn như Thanh Niên, Yên Phụ, Yên Hoa, Nghi Tàm để đến các phường và vùng lân cận. 

Thông tin quy hoạch sử dụng đất: Phường Yên Phụ có nhiều khu đất dính quy hoạch nhưng chủ yếu là đất cây xanh, đất mặt nước, đất công cộng, đất trạm bơm…ở khu vực chùa Trấn Quốc, chợ Yên Phụ… Các loại đất này sẽ được thu hồi và không được xây dựng thêm bất kỳ công trình nào và chờ đợi chỉ thị của Nhà nước thu hồi để quy hoạch. 

Quy hoạch Phường Yên Phụ Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội
Quy hoạch Phường Yên Phụ Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội

Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Bưởi

Phường Bưởi, Tây Hồ có diện tích tự nhiên là 1,4 km2. Số liệu thống kê dân số của phường tính đến năm 2022 có tất cả 25.838 người. 

Thông tin quy hoạch giao thông: Các tuyến đường thuộc Phường Bưởi sẽ có nhiều thay đổi. Có nhiều tuyến đường được mở rộng để cư dân đi lại nhanh hơn như Võng Thị, Thụy Khuê. Hiện tại, mọi người vẫn có thể lưu thông trên các trục đường hiện có như Trích Sài, Đồng Cồ,…

Thông tin quy hoạch sử dụng đất: Phường có nhiều khu đất không phù hợp với mục đích sử dụng của người mua nên sẽ được thu hồi lại để tái quy hoạch, sử dụng cho các mục đích mới theo chỉ thị của nhà nước. Đa phần, các khu đất dính quy hoạch là đất có chức năng trồng cây xanh, làm trạm bơm nước, làm bệnh viện, làm trường học, giao thông, công cộng… ở khu vực đường Võng Thị. Đất sẽ chờ được giải tỏa khi UBND Thành phố có chỉ thị về việc giải tỏa. 

Quy hoạch Phường Bưởi thuộc Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội
Quy hoạch Phường Bưởi thuộc Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội

Bản đồ quy hoạch chi tiết Phường Thụy Khuê

Diện tích của phường Thụy Khuê là 2,03 km2. Tổng dân số của phường tính đến năm 2022 hiện có 14.063 người. Dự kiến, phường sẽ sử dụng khoảng 2km2 diện tích tự nhiên trong địa phận phường để phục vụ cho mục đích quy hoạch mà UBND thành phố đề ra. 

Thông tin quy hoạch giao thông: Phường Thụy Khuê sẽ có nhiều thay đổi để làm đẹp mỹ quan và đảm bảo tiêu chí mà UBND thành phố đề ra. Dự kiến, phường sẽ có các tuyến đường giao thông mới như sau: 

  • Tuyến đường sắt đô thị số 2 đi qua địa phần phường Thụy Khuê, Tây Hồ. 
  • Xây mới trục đường chính đô thị Hoàng Hoa Thám với tiêu chuẩn dành cho 6 làn xe, có vỉa hè rộng và các dải phân cách. 
  • Mở rộng các tuyến đường chính như đường Thanh Niên và đường mở mới nối từ Thụy Khuê đi Hoàng Hoa Thám kéo dài đến Kim Mã. Đường sẽ được mở rộng tối đa 4 làn xe lưu thông. 
  • Đường Thụy Khê mở rộng với 3 làn xe lưu thông, vỉa hè 2 bên có chiều rộng từ 3,25 – 5m. 
  • Đường kè hồ Tây có lòng đường rộng 5,5m và vỉa hè rộng khoảng từ 1m – 3m. 
  • Xây mới đường bổ sung từ đoạn đường Thanh Niên
  • Xây dựng thêm các nút giao trực thông giao giữ đường Văn Cao và đường Hoàng Hoa Thám 
  • Bố trí lại các điểm dừng xe bus trên địa phận phường với khoảng cách từ 300 – 500m. 
  • Giao thông tĩnh trong các đô thị cũng sẽ được nghiên cứu sao cho phù hợp mới mạng lưới giao thông chung và đảm bảo nhu cầu đỗ xe của dự án đó. 

Thông tin quy hoạch sử dụng đất: Ngoài giao thông, các khu đất thuộc phạm trù quy hoạch của phường Thụy Khuê có khá nhiều. Điển hình có thể kể đến như: 

  • Khu tập thể P16A Thụy Khuê, Quận Tây Hồ là nhà nguyên 2 tầng được xây dựng từ thời Pháp và đã được cơi nới lên 3,4 tầng. Hiện khu này đã có dấu hiệu xuống cấp cần được cải tạo. Khu tập thể này hiện nay thuộc quy hoạch phân khu A6, toàn bộ phần đất sẽ được dùng với chức năng đất công cộng đô thị. 
  • Khu đất nằm kề phía Tây vườn hoa Lý Tự Trọng có diện tích khoảng 6590m2 sẽ được thu hồi và quy hoạch lại thành đất cây xanh đô thị. Đất có vị trí tiếp giáp với đường Nguyễn Đình Thi, Hồ Tây về phía Bắc, đường Thụy Khuê về phía Nam và sân vận động trường THPT Chu Văn An về phía Tây. 
  • Khu đất nằm kề vườn hoa Mai Xuân Thưởng thuộc đất diện trồng cây xanh đô thị. Ở đây còn có các cửa hàng buôn bán quần áo, văn phòng, công ty… nên thành phố đang triển khai kế hoạch di dời sao cho phù hợp và ít thiệt hại nhất. 
Quy hoạch Phường Thụy Khuê Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội
Quy hoạch Phường Thụy Khuê Quận Tây Hồ trên bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của TP. Hà Nội

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CHI TIẾT QUẬN TÂY HỒ

Vị trí và địa hình Quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ, Hà Nội có vị trí nằm ở khu vực phía Bắc nội thành. Vị trí tiếp giáp của quận với các khu vực xung quanh như sau: 

  • Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
  • Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm
  • Phía nam giáp các quận Ba Đình, Cầu Giấy
  • Phía bắc giáp huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.

Về địa hình, Tây Hồ có mặt cắt tương đối bằng phẳng va có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Lợi thế tiếp giáp với sông Hồng nên đất khu vực này tương đối màu mỡ, khí hậu mát mẻ, rất phù hợp để trồng hoa, tạo cảnh quan tự nhiên để thu hút khách tham quan. 

Quận Tây Hồ sở hữu vị trí thuận tiện cho việc kết nối vùng
Quận Tây Hồ sở hữu vị trí thuận tiện cho việc kết nối vùng

Câu hỏi thường gặp Quận Tây Hồ

Những thắc mắc về quận Tây Hồ, Hà Nội bạn có thể tham khảo chi tiết trong phần nội dung dưới đây. 

Diện tích Quận Tây Hồ là bao nhiêu? 

Diện tích tự nhiên của Quận Tây Hồ là 24 km2. 

Dân số Quận Tây Hồ là bao nhiêu? 

Tính đến năm 2022, dân số của Quận Tây Hồ là 165.715 người.

Quận Tây Hồ có bao nhiêu phường? 

Quận Tây Hồ, Hà Nội có tất cả 8 đơn vị hành chính cấp phường, xã trực thuộc đó là: Bưởi, Phú Thượng, Nhật Tân, Quảng An, Thụy Khuê, Xuân La, Tứ Liên, Quảng An và Yên Phụ. 

Quận Tây Hồ thành lập ngày nào? 

Quận Tây Hồ chính thức được thành lập vào ngày 28/10/1995 theo Nghị định số 69 – CP. Lúc mới thành lập, quận có 8 phường kết hợp giữa 3 phường thuộc Quận Ba Đình và 5 xã thuộc huyện Từ Liêm. Về sau, UBND Thành phố có sự luân chuyển và duy trì 8 phường hành chính như hiện nay. 

Mã vùng Quận Tây Hồ

Mã vùng của Quận Tây Hồ là 24.

Trên đây là các thông tin về Quận Tây Hồ để nhà đầu tư tham khảo. Nếu quý khách cần được tìm hiểu thêm về thị trường bất động sản khu vực này, hãy liên hệ với đội ngũ Nasaland để được hỗ trợ nhé!

    Nhận Bảng Giá từ chủ đầu tư

    SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND
    ✅ Địa chỉ: 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
    ✅ Hotline: (+84)909777500 – (+84)932777400
    ✅ Email: info@nasaland.vn

     

    Đánh giá nội dung này