Hội nghị tín dụng bất động sản: Doanh nghiệp đề xuất những gì? Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước ra sao?
Tại Hội nghị tín dụng Bất động sản ngày 8/2 vừa qua, các Doanh nghiệp bất động sản đã có những đề xuất cho vay nhất định. Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những động thái đáng xem xét.
Đề xuất của doanh nghiệp tại Hội nghị tín dụng bất động sản
Trước những khó khăn, bất cập kéo dài của thị trường, tại Hội nghị Tín dụng bất động sản, nhiều doanh nghiệp đã đề xuất hỗ trợ cho vay đối với Bất động sản du lịch, kiến nghị nới room, giảm lãi suất đối với condotel và tái cấu trúc nợ.
Trong Hội nghị Tín dụng bất động sản Người phát ngôn của Sungroup nêu rõ, cần coi bất động sản du lịch là ngành sản xuất kinh doanh ưu tiên, chứ không phải hạn chế và được giám sát chặt chẽ. Do đó cần được xem xét các vấn đề liên quan đến vốn vay và lãi suất.
Riêng với loại hình condotel, ông Lê Trọng Khương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiêm Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land, cho biết chính sách dành cho người mua nhà trong lĩnh vực này cũng nhiều thách thức. Do đó, ông đề nghị phía ngân hàng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho vay đối với sản phẩm này.
Cũng tại Hội nghị Tín dụng bất động sản, Bà Đỗ Thị Phương Lan, phụ trách tư vấn đề án tái cấu trúc Novaland, cho biết thị trường gần đây khủng hoảng trong việc trái phiếu riêng lẻ, trong đó có nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia. Các doanh nghiệp bất động sản hiện đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ trái phiếu đến hạn. Do đó, bà kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được cơ cấu lại và giãn nợ trong vòng từ 24-36 tháng.
Ngoài ra tại hội nghị cũng ghi nhận thêm nhiều ý kiến như bổ sung các quy định về mục đích vay vốn; các quy định về hình thức giải ngân; tính toán chi tiết cơ cấu dư nợ bất động sản để kiểm soát bất động sản cho kinh doanh hay người mua; không nên phân biệt hệ số rủi ro; tỷ lệ tài sản đảm bảo không nên cao hơn các lĩnh vực khác, v.v
Phía Ngân Hàng Nhà nước phản ứng ra sao?
Lắng nghe những khó khăn của doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng kết luận tại Hội nghị Tín dụng bất động sản rằng, 3 năm qua, mặc dù nền kinh tế rất khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng cho vay bất động sản vẫn tăng chứ không giảm. Đó là nỗ lực không nhỏ của ngành ngân hàng bởi, ngoài bất động sản, các tổ chức tín dụng còn phải cung ứng vốn cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí hoạt động để giảm mặt bằng lãi suất, đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, nhất là nhu cầu thiết thực của người dân vay để mua nhà… Tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án bất động sản có tính khả thi.
Để làm được điều này, thống đốc chỉ đạo rà soát, phân loại các dự án bất động sản cấp tín dụng, giải đáp vướng mắc từng dự án… Ngân hàng từ chối cho vay phải nêu rõ lý do. Xem xét gia hạn nợ cho các nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng để cải thiện tính thanh khoản cho ngành bất động sản.
Thống đốc đặc biệt yêu cầu các ngân hàng đánh giá mức độ tập trung tín dụng đối với khách hàng lớn, nhóm khách hàng trọng yếu, người tiêu dùng có liên quan đến cổ đông lớn và người có liên quan của tổ chức tín dụng. …để ngăn chặn tình trạng cấp tín dụng vào các dự án, doanh nghiệp bất động sản sân sau…
Những đề xuất của Ngân hàng Nhà nước
Song song với những kết luận của mình, tại Hội nghị Tín dụng bất động sản, Thống đốc cũng nêu ra 5 đề xuất đề nghị các doanh nghiệp lưu tâm.
- Thứ nhất, các chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô luôn có 2 mặt, do đó nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp bất động sản nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.
- Thứ hai, Thống đốc mong muốn tất cả các doanh nghiệp bất động sản, dù lớn hay nhỏ, ưu tiên quản trị dòng tiền.
- Thứ ba, các tổ chức phải đẩy mạnh công tác sắp xếp lại doanh nghiệp để cân đối giữa doanh thu, lợi nhuận và tiêu thụ sản phẩm.
- Thứ tư, tăng cường năng lực tài chính nhằm đa dạng hóa khả năng huy động vốn từ các nguồn thay thế, giảm thiểu việc phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
- Thứ năm, phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà giá rẻ… đáp ứng yêu cầu của đại bộ phận dân cư.
Chỉ khi có sự hành động kể từ hai phía thì vướng mắc mới dần được gỡ bỏ, điều này đòi hỏi sự hợp tác và tuân thủ giữa cả hai bên. Do đó, nếu muốn thị trường vực lại sau một chuỗi trượt dài thì không chỉ Ngân hàng Nhà nước, bản thân doanh nghiệp cũng cần có những động thái tích cực hơn để giải pháp được đề ra tại Hội nghị Tín dụng bất động sản mang lại hiệu quả thiết thực nhất.