Công trình xây dựng là gì? Tất tần tật thông tin mà bạn cần biết
Chắc hẳn không chỉ một lần bạn nghe đến thuật ngữ công trình xây dựng, vậy cụ thể nó nghĩa là gì bạn đã biết chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin về công trình xây dựng, cùng theo dõi nhé!
Công trình xây dựng là gì?
Công trình xây dựng là sản phẩm của ngành xây dựng, được tạo ra bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và quan trọng nhất là sức lao động của con người. Có thể hiểu đơn giản công trình xây dựng là ngôi nhà, biệt thự, trường học, bệnh viện, chung cư, siêu thị, cây cầu…tất cả những gì được xây dựng theo thiết kế.
Phân loại và phân cấp công trình xây dựng mới nhất 2022
Công trình xây dựng được chia ra làm nhiều loại khác nhau, bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật…
Công trình dân dụng: Bao gồm các loại nhà ở ( nhà chung cư, nhà riêng lẻ, nhà tập thể) và các công trình công cộng (Công trình giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá, công trình thương mại & dịch vụ, Công trình thông tin liên lạc, viễn thông, nhà ga, công trình dịch vụ công cộng, văn phòng trụ sở cơ quan).
Công trình hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm công trình cấp, thoát nước, công trình xử lý chất thải rắn, đèn công cộng, các công trình khác như: nghĩa trang, nhà hỏa táng, công viên, cây xanh, bãi đỗ xe,…
Công trình công nghiệp: Là những công trình diễn ra sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất, bao gồm công trình vật liệu xây dựng, Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, Công trình hoá chất, Công trình dầu khí, Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo, Công trình công nghiệp nhẹ, Công trình năng lượng,…
Công trình giao thông: Bao gồm công trình đường bộ, hàng hải, cầu, hầm, đường sắt, công trình hàng không.
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Bao gồm công trình thủy lợi, đê điều, công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy hải sản …
Xem thêm: Condotel là gì? Có đặc điểm gì mà giới đầu tư quan tâm đến như vậy?
Những công trình nào được coi là công trình xây dựng đặc thù
Không phải công trình xây dựng nào cũng có những thủ tục pháp lý như nhau, một số công trình đặc thù có thể không cần có giấy phép xây dựng.
Theo quy định của bộ Luật Xây dựng năm 2014, các công trình đặc thù bao gồm:
- Công trình bí mật nhà nước: Là công trình thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, khoa học, … thuộc danh mục bí mật nhà nước. Việc xây dựng không chỉ đòi hỏi các yêu cầu trong vấn đề xây dựng mà còn phải đảm bảo tuyệt đôi giữ bí mật trong quá trình xây dựng từ khảo sát, thiết, kế thi công, bàn giao…
- Công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp: Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấp về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh…
- Công trình xây dựng tạm: là công trình dùng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính và phải được dỡ bỏ khi công trình chính đi vào hoạt động.
Công trình đang xây dựng có được vào ở không?
Theo quy định của pháp luật, chỉ bàn giao nhà ở, công trình xây dựng cho người sử dụng hoặc chính quyền sau khi đã hoàn thành nghiệm thu và được phê duyệt đưa vào sử dụng. Do đó, công trình đang xây dựng không thể vào ở được.
Thủ tục xin cấp phép xây dựng
Để có giấy phép xây dựng, bạn cần có một bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Bản vẽ thiết kế xây dựng
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư về vấn đề bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề
Thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
- Bước 1: Nộp bộ hồ sơ trên tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra, yêu cầu bổ sung nếu thiếu. Nếu đủ thì viết giấy biên nhận cho người sử dụng đất. Trong trường hợp hồ sơ cần được xem xét thêm thì phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lí do.
- Bước 3: Người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả (GPXD và hồ sơ thiết kế có đóng dấu) và nộp lệ phí theo quy định.
Tổng kết
Trên là tất cả những thông tin về công trình xây dựng và thủ tục để xin được giấy phép xây dựng. Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin nào đừng ngần ngại liên hệ với Nasaland để được hỗ trợ miễn phí.
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND
Địa chỉ : 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam.
Hotline : (+84)909777500