Đất lâm nghiệp là gì? Các vấn đề liên quan mà bạn cần biết
Đất lâm nghiệp là gì? Có những loại đất nào? Đất lâm nghiệp có lên được đất thổ cư không?… Tất tần tật thông tin liên quan đến loại đất này sẽ được Nasaland cung cấp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Đất lâm nghiệp là gì?
Đất lâm nghiệp là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất có rừng tự nhiên, đất trồng rừng, đất tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng.
Phân loại các loại đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp được chia thành 3 loại với những quy chế pháp lý khác nhau, bao gồm:
Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất được trồng để phục vụ mục đích sản xuất lâm sản, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp. Bên cạnh việc cung cấp lâm sản, đất rừng sản xuất còn được thay đổi thành mô hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ được sử dụng với mục đích bảo vệ đất chống sói mòn sạt lỡ, bảo vệ nguồn nước, hạn chế thiên tai và điều hòa khí hậu. Dựa theo mức độ xung yếu, rừng phòng hộ được chia thành 2 loại là:
- Rừng bảo vệ nguồn nước, rừng phòng hộ đầu nguồn và biên giới
- Rừng phòng hộ chắn các yếu tố thiên nhiên như chắn gió, chắn cát chắn sóng, lấn biển.
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng đặc dụng chính là đất lâm nghiệp, mục đích là bảo vệ môi trường sống sinh vật cũng như hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài ra, đây là nơi để cho các nhà khoa học nghiên cứu, thí nghiệm. Bên cạnh những phần rừng được bảo vệ nghiêm ngặt phần còn lại của nó sẽ được sử dụng như danh lam thắng cảnh, khu nghỉ dưỡng, du lịch, hoặc khu di tích lịch sử, rừng cung ứng dịch vụ. Nhất là rừng cung ứng dịch vụ còn được chia ra nhiều hình thức theo công năng khác nhau:
- Khu bảo vệ cảnh quan: rừng bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, rừng bảo vệ môi trường, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…
- Khu bảo tồn sinh cảnh
- Khu dự trữ thiên nhiên
- Vườn quốc gia, vườn giống quốc gia
- Rừng nghiên cứu
Các thắc mắc thường gặp về đất lâm nghiệp
Có được chuyển nhượng, làm nhà, thế chấp không?
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, đất lâm nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích quy định. Do đó, những cá nhân, tổ chức nào xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp được coi là trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Có được chuyển đất lâm nghiệp thành đất ở?
Tự ý xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp sẽ bị xử phạt, tuy nhiên bạn có thể chuyển đất lâm nghiệp thành đất ở để xây nhà bằng cách làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cấp phép.
Xây nhà ở trên đất lâm nghiệp mức xử phạt thế nào?
Đối với hành vi xây dựng nhà trái phép trên đất lâm nghiệp, tức là xây dựng nhưng chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng cũng như chưa xin được giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Cụ thể:
- Phạt 3.000.000 – 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0.02 ha.
- Phạt 5.000.000 – 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 ha- 0,05ha.
- Phạt 10.000.000-15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha.
- Phạt 15.000.000 – 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 ha – dưới 0,5 ha.
Sau khi xử phạt hành chính, bạn phải:
- Khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
- Đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất.
- Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Có thể bạn chưa biết: Đất chưa sử dụng là gì? Gồm những loại nào, quy định ra sao?
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp
Để làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất thổ cư, bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất hợp pháp.
- Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn làm theo các thủ tục sau:
- Nộp hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết yêu cầu của người nộp hồ sơ qua việc kiểm tra, thẩm định để bổ sung nếu thiếu, trình lên UBND để phê duyệt và cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai
- Người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Nhận kết quả tại bộ Tài nguyên và Môi trường
Tổng kết
Bài viết trên đã giải đáp những định nghĩa về đất lâm nghiệp và những vấn đề liên quan, nếu bạn còn thắc mắc khác đừng ngần ngại hãy liên hệ với Nasaland để được tư vấn miễn phí.
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND
Địa chỉ : 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam.
Hotline : (+84)909777500