Cất nóc là gì? Vài lưu ý cần nhớ khi làm lễ cất nóc
Cất nóc là một trong những nghi thức quan trọng trong việc xây dựng nhà ở, công trình. Vậy bạn đã biết cất nóc là gì và những lưu ý khi làm lễ này chưa? Cùng Nasaland tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cất nóc là gì?
Cất nóc hay lễ cất nóc hay còn được gọi là lễ Thượng Lương theo cách gọi của người xưa (Thượng là trên, Lương là xà nhà) được diễn ra sau khi đã hoàn thành các phần xây dựng chỉ còn lại phần nóc nhà.
Có thể hiểu, đây là ngày đổ bê tông cho sàn mái hoặc đổ trần lợp mái cho công trình. Mặc dù nghi lễ này đã có từ xa xưa nhưng nó không xuất phát từ Trung Quốc hay người Việt mà được du nhập từ Châu Âu, đến nay trở thành một nghi lễ không thể thiếu khi xây dựng công trình, nhà ở.
Ý nghĩa của việc cất nóc
Xét về mặt tâm linh, theo quan niệm của người xưa và các chuyên gia phong thuỷ thì việc tổ chức nghi lễ cất nóc giúp quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ, đặc biệt là cầu mong các thành viên trong gia đình được sức khoẻ, tài lộc.
Xét về góc độ tinh thần, nhất là đối với các dự án công trình lớn, toà nhà cao tầng… thì lễ cất nóc cho thấy sự cẩn thận, chỉn chu cũng như tầm nhìn xa của chủ thầu, chủ đầu tư, tạo dựng được niềm tin về chất lượng công trình cho khách hàng. Nếu buổi lễ được diễn ra thành công suôn sẻ, tâm lý con người cũng trở nên an tâm hơn, nhờ đó, các đơn vị thi công cũng yên tâm với tâm lí sẽ được thần linh phù hộ để bắt tay vào quá trình xây dựng tiếp theo.
Tóm lại, mục đích chính của việc làm lễ cất nóc là cầu mong việc xây nhà hay công trình được diễn ra thuận lợi, và những người sống ở đó sẽ được may mắn bình an.
Bạn có biết: Căn hộ chung cư là gì? Các loại hình tại Việt Nam? Giá bán như thế nào?
Cách chọn ngày cất nóc
Cũng như các lễ quan trọng khác như lễ khởi công, lễ động thổ, lễ cất nóc cần phải cẩn trọng lựa chọn ngày giờ. Đây là vấn đề luôn được nêu cao trong quan niệm của người Việt.
Những ngày tốt để làm lễ cất nóc thường là ngày Hoàng Đạo, Sinh khí, Lộc Mã, Giải Thần. Nên tránh những ngày Hắc Đạo, Thổ Cấm, Sát Thủ, Trùng Tang, Hùng Phục. Thông thường, các chủ đầu tư sẽ tìm đến thầy phong thuỷ để coi ngày lành tháng tốt, phù hợp với mình để tiến hành nghi thức.
Chuẩn bị gì để làm lễ cất nóc
Để lễ cất nóc diễn ra đầy đủ và tốt đẹp không thể thiếu lễ vật cúng. Bạn cần phải chuẩn bị các lễ vật sau đây:
- Một con gà, một đĩa xôi, một đĩa muối
- Một bát gạo, một bát nước.
- Nửa lít rượu trắng, bao thuốc, trà.
- Một bộ quần áo Quan thần linh, mũ hia tất cả màu đỏ kiếm trắng.
- Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền.
- 5 lá trầu, 5 quả câu, 5 oản đỏ.
- 9 bông hoa hồng đỏ, 5 quả tròn.
Tuỳ vào vùng miền mà lễ vật sẽ có sự thay đổi. Hoặc thầy cúng yêu cần gì thì chủ đầu tư phải sắm đầy đủ theo đó. Đối với những công trình lớn, chủ đầu tư sẽ chuẩn bị những lễ vật lớn với mong muốn toà nhà sẽ đi vào hoạt động ổn định.
Văn khấn lễ cất nóc
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật và hoàn thành nghi thức cúng, chủ đầu tư và chủ thầu sẽ tiến hành đọc văn khấn lễ cất nóc theo mẫu. Có khá nhiều văn khấn mẫu, các bạn nên lựa chọn những bài văn khấn ngắn gọn và súc tích, nêu rõ ngày tháng năm sinh của gia chủ (chủ đầu tư). Khi khấn nên đọc rõ ràng, mạch lạc để các thần linh nghe rõ lời khẩn cầu.
Tổng kết
Lễ cất nóc được coi như một tục lệ dân gian mang ý nghĩa tâm linh mà các chủ đầu tư cần chú trọng khi xây dựng các công trình.
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND
Địa chỉ : 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam.
Hotline : (+84)909777500
Email : info@nasaland.vn