Tầng lửng là gì? Cần lưu ý gì khi thiết kế loại hình này?
Các thiết kế nhà có tầng lửng, gác lửng đang là một trong những thiết kế phổ biến nhất hiện nay để đáp ứng nhu cầu mở rộng không gian người sử dụng. Vậy tầng lửng là gì? Quy định về tầng lửng như thế nào? Mời các bạn cùng Nasaland tham khảo bài chia sẻ dưới đây nhé!
Tầng lửng là gì?
Tầng lửng hay còn gọi là gác xép, gác lửng, tên tiếng anh là Mezzanie. Vậy gác xép là gì? Nó được định nghĩa là tầng trung gian trong thiết kế kiến trúc của ngôi nhà, phần kết nối giữa sàn và trần nhà. Khác với tầng 1, tầng 2, thì tầng lửng không được coi là một tầng trong ngôi nhà.
Tầng lửng đã được các kiến trúc sư sử dụng như một tính năng hiện đại trong xây dựng kiến trúc, cùng với tập trung vào yếu tố không gian và ánh sáng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu về tính thẩm mỹ và tận dụng không gian tiện ích nhất có thể cho chủ ngôi nhà.
Tầng lửng có tác dụng gì?
Tầng lửng được xây dựng tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người.
Trường hợp với những ngôi nhà có diện tích lớn, có thể xây thêm tầng lửng để không gian trần cao cảm thấy cá tính hơn và bớt rộng lớn hơn, làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, xây dựng tầng lửng sẽ tăng thêm tiện ích cho ngôi nhà: dùng làm phòng sinh hoạt chung, phòng thờ, phòng làm việc, hay phòng ăn và bếp,…
Nếu diện tích ngôi nhà bị hạn chế đối với các gia đình đông người, hay bạn muốn kinh doanh, muốn có chỗ để xe, nhà kho ở tầng trệt,… thì việc thiết kế tầng lửng để làm phòng ngủ, phòng bếp, sẽ tạo nhiều không gian hơn cho ngôi nhà của bạn.
Bạn có thể biết: Sổ đỏ, sổ hồng, sổ trắng là gì? Các phân biệt chúng nhanh và chính xác
Nguyên tắc khi thiết kế tầng lửng
Tùy thuộc vào từng quy định của mỗi địa phương khác nhau, thì ngôi nhà của bạn mới được cho phép xây thêm tầng lửng hay không. Vì không phải khu vực nào cũng được phép xây dựng gác lửng.
Nếu khu vực bạn được cho phép xây dựng tầng lửng, thì về thiết kế cơ bản, có một số quy định về tầng lửng mà bạn cần biết như sau:
- Tầng lửng được thiết kế tại tầng trệt của ngôi nhà: trong trường hợp này thì chiều cao tầng trệt tính từ độ nền của tầng trệt tới sàn lầu 1 phải không cao quá 5,8m và không thấp hơn 5,0m.
- Diện tích của tầng lửng không vượt quá 80% diện tích tầng trệt bên dưới.
Về mặt quy cách xây dựng tầng lửng, có những quy định như sau:
- Người xây dựng, chủ công trình lấp ô thông tầng ở tầng lửng sẽ bị coi là xây dựng vượt quá số tầng cho phép và bị phạt.
- Với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong không ảnh hưởng đến tổ hợp chịu lực thì không bị xử phạt về hành vi xây dựng sai phép công trình xây dựng.
- Trường hợp xây dựng đúng tầng, nếu phát sinh thêm tầng lửng nhưng đảm bảo chiều cao theo giấy phép thì không bị xử phạt về hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng.
Những lưu ý khi thiết kế tầng lửng
Bên cạnh những tiện ích khi sử dụng tầng lửng cho thiết kế ngôi nhà của mình, thì cũng có những mặt nhược điểm nhất định như sau:
- Nếu không tìm hiểu kỹ kết cấu ngôi nhà, cùng với thiết kế phác thảo, vô tình có thể tạo cảm giác chật hẹp, khó chịu cho người nhìn, đặc biệt trong các nhà có diện tích nhỏ cả về chiều rộng và chiều dài,…
- Nếu sử dụng tầng lửng thì việc sử dụng trần thạch cao, đèn chùm,.. để trang trí trong nhà có thể bị hạn chế. Ngoài ra, việc lắp đặt và thi công trần chống nóng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Lời khuyên ở đây là bạn nên tìm hiểu thật kỹ về kết cấu, tìm những nhà thiết kế có kinh nghiệm trong lĩnh vực để tham khảo cho ngôi nhà của bạn.
Những thông tin trên đã khái quát cơ bản về tầng lửng là gì? Các quy định về tầng lửng và lưu ý khi thiết kế tầng lửng. Hy vọng những điều Nasaland chia sẻ sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn nhất cho ngôi nhà của mình.
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND
Địa chỉ: 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam.
Hotline: (+84)909777500 – (+84)932777400
Email: info@nasaland.vn