Đất trồng là gì? Đặc điểm và phân loại chúng như thế nào?

Đất trồng là cụm từ rất quen thuộc đối với người dân nước ta. Song để tìm hiểu rõ hơn cụm từ này, NASALAND sẽ chia sẻ với bạn các thông tin về đất trồng là gì? Đặc điểm và phân loại chúng như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên loại đất này, thực vật có khả năng sinh sống và phát triển. Từ đó, sản xuất ra các sản phẩm và mang lại giá trị hữu ích cho cuộc sống của con người.

Thực vật có khả năng sinh sống và phát triển trên các loại đất trồng
Thực vật có khả năng sinh sống và phát triển trên các loại đất trồng

Đất trồng được hình thành từ quá trình biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố như: khí hậu, sinh vật và con người.

Thành phần và tính chất của đất trồng

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Thành phần của đất trồng có 3 thành phần chính:

  • Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng.
  • Phần khí: Chưa Oxi và Cacbonic cung cấp cho cây.
  • Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây.

Tính chất chính của đất:

  • Thành phần cơ giới của đất.
  • Độ chua, độ kiềm.
  • Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
  • Độ phì nhiêu của đất.

Đặc điểm

Đa số các loại đất trồng đều có độ phì nhiêu tốt. Tuy nhiên, mỗi loại đất trồng cũng sẽ có độ phì nhiêu khác nhau do các yếu tố tự nhiên và các yếu tố trong quá trình cải tạo, canh tác của con người,…

Đất trồng có khả năng giữ nước đủ lâu và chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với các loại cây. Lựa chọn đất trồng phù hợp với giống cây bạn muốn trồng là điều vô cùng cần thiết. Vì loại đất phù hợp sẽ giúp cho cây cối khỏe mạnh hơn, sinh sôi và tạo ra các giá trị hữu ích, cho hiệu quả cây trồng cao. 

Bạn có chưa thể biết: Tổng diện tích sản trong xây dựng là gì? Cách tính chuẩn theo quy định?

Thành phần và tính chất của đất trồng

Đất trồng gồm 3 thành phần chính, bao gồm:

  • Phần rắn: cung cấp các loại hữu cơ và vô cơ để cây sinh trưởng tốt nhất 
  • Phần khí: cung cấp oxy, nito, CO2, làm cho đất tơi xốp, giúp rễ cây hấp thụ oxy tốt hơn.
  • Phần lỏng: cung cấp nước cho cây giúp cây phát triển tốt và khỏe mạnh.

Loại đất được xem là đất tốt thường có tỷ lệ các yếu tố cấu thành: 40% chất rắn (trong đó có 5% mùn), 30% không khí, 30% nước.

Đất trồng gồm 3 thành phần chính là phần rắn, khí và lỏng
Đất trồng gồm 3 thành phần chính là phần rắn, khí và lỏng

Đất trồng có một số tính chất đặc trưng chung của loại đất này như: thành phần cơ giới của đất; có độ kiềm, độ chua; độ phì nhiêu của đất; khả năng trữ nước và các chất dinh dưỡng của đất,…

Phân loại đất trồng

Dựa vào thành phần cơ giới của đất, người ta chia đất trồng thành 3 loại chính là: đất cát, đất thịt và đất sét. Mỗi loại đất sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào từng loại cây trồng, bạn nên lựa chọn cho mình một loại đất phù hợp nhất với giống cây trồng của bạn.

Đất thịt

Đất thịt là loại đất có khoảng 25 – 50% là cát, 30 – 50% là mùn và 10 – 30% là sét. Đất thịt mang tính chất của cả đất cát và đất sét, thích hợp để trồng các loại cây ăn trái do có độ phì nhiêu tốt.

Đất thịt mang tính chất của cả đất cát và đất sét
Đất thịt mang tính chất của cả đất cát và đất sét

Ưu điểm của đất thịt là đất mềm mại, sờ có cảm giác hơi sần và hơi nhờn dính khi ẩm, vì bao gồm cát, thịt và sét. Khi nén thành khối thì không bị vỡ. 

Tuy nhiên nhược điểm của nó lại dễ bị vỡ vụn khi không được cung cấp độ ẩm đầy đủ, hoặc khi tưới quá nhiều nước dễ bị ẩm và úng nước.

Đất cát

Đất cát là loại đất thô với những hạt cát rời rạc, từ hạt mịn (0,05mm) đến thô (2mm). Khi sờ vào đất này có cảm giác sạn. Thành phần cấu tạo có khoảng 80 – 100% là cát, 0 – 10% là mùn và 0 – 10% là sét.

Đất cát có khả năng thấm nước và thoát nước nhanh

Đất cát có khả năng thấm nước và thoát nước nhanh

Ưu điểm của đất cát là có khả năng thấm nước và thoát nước nhanh, nhờ các kẽ hở của hạt cát lớn. Đất thoáng khí, giúp các loại sinh vật háo khí hoạt động tốt. Dễ dàng cày bừa, tiết kiệm công sức cho người trồng.

Nhược điểm của đất cát là khả năng giữ nước, giữ phân kém, dễ xảy ra tình trạng khô hạn làm cho cây bị thiếu nước. Khi đất khô thì sẽ bị rời rạc còn ướt thì lại rất dính và bí chặt. Đất thường nghèo mùn do chất hữu cơ bị phân giải nhanh. Cỏ mọc nhanh gây bất lợi cho cây trồng.

Đất sét

Đất sét có đặc tính rất dính và dẻo khi ướt và tạo thành những cục đất rất cứng khi khô. Thành phần gồm 0 – 45% cát, 0 – 45% mùn, 50 – 100% sét. Đất sét có thể cải tạo bằng cách bón các loại phân hữu cơ và vôi, phân chuồng, phân xanh. Hiện nay, đất sét được sử dụng rất phổ biến trong trồng trọt.

Đất sét được sử dụng phổ biến trong trồng trọt
Đất sét được sử dụng phổ biến trong trồng trọt

Ưu điểm của đất sét là có khả năng giữ nước nhiều, ổn định nhiệt độ tốt hơn đất cát. Mùn và đất kết hợp với nhau tạo nên một phức hợp bền vững, vì thế tỷ lệ mùn cũng nhiều hơn đất cát. Chất hữu cơ phân giải trong đất sét chậm nên có thể tích lũy nhiều, giàu chất dinh dưỡng. Khả năng hấp thu các loại chất dinh dưỡng tốt do trong đất sét có chứa nhiều keo.

Nhược điểm của đất sét là khó thấm nước và độ thoáng khí thấp do hạt nhỏ. Dễ bị tình trạng nứt nẻ khi tình trạng hạn hán xảy ra.

Qua bài viết này, bạn đã biết thêm về Đất trồng là gì? Đặc điểm và phân loại chúng như thế nào? NASLAND hy vọng trên đây là những thông tin bổ ích giúp bạn tham khảo chọn cho mình loại đất trồng phù hợp với loại cây bạn trồng.

    Nhận Bảng Giá từ chủ đầu tư

     

    SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND 

    Địa chỉ: 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam. 

    Hotline: (+84)909777500 – (+84)932777400 

    Email: info@nasaland.vn

    2.3/5 - (3 bình chọn)