Nhà ở là gì? Các loại hình phổ biến tại Việt Nam

Nhà ở là hình thức gần như quen thuộc với tất cả mọi người vì nó gắn liền từ lúc một người mới sinh ra cho đến khi trưởng thành. Dù có đi đâu, làm gì thì vẫn không thể thiếu chỗ ở. Thế nên ông cha ta có câu nói được lưu truyền muôn thuở “An cư lạc nghiệp”. Tuy quen thuộc đến thế nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu rõ hình thức nhà ở là gì chưa. Nếu chưa, hãy đọc bài viết cung cấp tất tần tật thông tin về nhà ở được NASALAND chia sẻ dưới đây nhé!

Nhà ở là gì?

Trong Luật Nhà ở 2014 được ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2014, khái niệm “nhà ở” được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở cũng như phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và hộ gia đình.”

Theo đó, các loại nhà ở Việt Nam gồm nhiều hình thức khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của gia chủ như: nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở thương mại, nhà ở để phục vụ tái định cư,…

Bạn cũng có thể hiểu khái niệm “nhà ở” theo Wikipedia như sau: Nhà là công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể của con người, có tác dụng bảo vệ cho các hoạt động đó. Nhà cũng có thể được xem là một nơi cư trú hay trú ẩn.

Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để các thành viên trong gia đình ở và sinh hoạt
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để các thành viên trong gia đình ở và sinh hoạt

Đối tượng nào có quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở? – Luật nhà ở hiện hành

Các luật nhà ở hiện hành của Việt Nam là Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013 và Thông tư liên tịch số 07/1991/LB-TT hướng dẫn việc phân hạng nhà, các loại đất và cách tính thuế liên quan dựa trên nhà, đất.

Theo Điều 4 Luật Nhà ở 2014 có nêu về quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở như sau: “Hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư, xây dựng, thuê mua, mua, thuê, nhận thừa kế, nhận tặng cho, nhận đổi, mượn, nhận góp vốn, quản lý nhà ở theo ủy quyền, ở nhờ và các hình thức khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này sẽ có quyền sở hữu đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.”

Đối tượng nào có quyền sở hữu nhà ở?
Đối tượng nào có quyền sở hữu nhà ở?

Ngoài ra, tại Điều 7 trong Luật Nhà ở 2014 cũng nêu ra các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sống trong nước.
  2. Người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.
  3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Các loại nhà ở Việt Nam phổ biến nhất

Các loại hình nhà ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, được chia ra theo mục đích sử dụng hoặc kết cấu kỹ thuật.

Theo mục đích sử dụng

Xét theo mục đích sử dụng, nhà ở được chia thành các loại như sau:

  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, như: biệt thự, nhà ở độc lập và các nhà ở liền kề.
  • Nhà chung cư có từ 2 tầng trở lên, gồm nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, phần sở hữu riêng và chung cùng hệ thống công trình hạ tầng được sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức như: nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
  • Nhà ở thương mại được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế của thị trường.
  • Nhà ở công vụ được dùng cho các đối tượng theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thuê trong khoảng thời gian đảm nhận chức vụ, đi công tác.
  • Nhà ở để phục vụ tái định cư được dùng để bố trí cho hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở, giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
  • Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014.
Nhà ở xã hội được xây dựng khang trang, tiện nghi
Nhà ở xã hội được xây dựng khang trang, tiện nghi

Theo kết cấu kỹ thuật

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/1991/LB-TT, nhà ở được phân thành 6 loại với kết cấu kỹ thuật khác nhau như: biệt thự, nhà tạm, nhà cấp I, nhà cấp II, nhà cấp III và nhà cấp IV. 

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về nhà ở là gì, quyền có chỗ ở và sở hữu nhà ở, luật nhà ở hiện hành cũng như các loại nhà ở Việt Nam hiện nay. Tin rằng với những thông tin mà NASALAND cung cấp trên đây, bạn sẽ phân biệt được loại nhà ở cho tổ ấm của gia đình mình. NASALAND là một trong những sàn giao dịch bất động sản uy tín nhất hiện nay, nếu bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu sở hữu bất động sản, hãy liên hệ với NASALAND ngay nhé!

    Nhận Bảng Giá từ chủ đầu tư

     

    SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND 

    Địa chỉ: 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam. 

    Hotline : (+84)909777500 – (+84)932777400 

    Email : info@nasaland.vn

    Đánh giá nội dung này