Xây nhà trên đất nông nghiệp có được không? Những quy định cần biết

Khách hàng có ý định xây nhà trên đất nông nghiệp để an cư hoặc kinh doanh. Vậy xây nhà trên đất nông nghiệp có được không? Những vấn đề liên quan đến việc xây nhà tại loại đất này là gì? Bài viết dưới đây Nasaland sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về việc xây nhà trên đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là loại đất dùng để canh tác, trồng trọt và chăn nuôi thuộc khu vực thích hợp để sản xuất. Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp sẽ gồm có các loại đất sau:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
  • Đất trồng cây lâu năm.
  • Đất rừng sản xuất.
  • Đất rừng phòng hộ.
  • Đất rừng đặc dụng.
  • Đất nuôi trồng thủy sản.
  • Đất làm muối.
  • Đất nông nghiệp khác: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Đất nông nghiệp là đất dùng để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi - xây nhà trên đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất dùng để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Theo Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định: Người sử dụng đất cần sử dụng đất đúng mục đích. Do đó, đất nông nghiệp chỉ được dùng để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi. Người dân không được phép xây nhà trên đất nông nghiệp.

Xem thêm bài viết: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là gì, hạch toán như thế nào?

Xây nhà trên đất nông nghiệp có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Nếu người dân tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị phạt vì vi phạm pháp luật. Theo Khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt cụ thể cho từng lỗi sẽ như sau:

Đối với khu vực nông thôn:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02ha.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05ha.
  • Phạt tiền từ 8.000.000 – 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1ha.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 – 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5ha.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01ha.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03ha.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 – 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03ha trở lên.

Đối với khu vực đô thị:

Mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại Khoản 2 Điều này.

Mức phạt khi vi phạm xây nhà trên đất nông nghiệp
Mức phạt khi vi phạm xây nhà trên đất nông nghiệp

Làm thế nào để xây nhà trên đất nông nghiệp?

Trong trường hợp người sử dụng đất nông nghiệp có nhu cầu xây dựng nhà ở thì cần phải thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất: Từ đất nông nghiệp sang đất ở. Theo điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định, chủ sở hữu đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Để có thể chuyển mục đích sử dụng đất cần có các điều kiện sau:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Hồ sơ xin phép bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trình tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất được căn cứ theo Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm 4 bước cơ bản:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ (gồm các loại giấy tờ như: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đến các cơ quan có thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường).
  • Bước 2: Thẩm tra và xử lý hồ sơ
  • Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
  • Bước 4: Nhận kết quả
Hướng dẫn cách xây nhà trên đất nông nghiệp
Hướng dẫn cách xây nhà trên đất nông nghiệp

Xem ngay mẫu đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp tại đây:

Mẫu đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp

Xây nhà trên đất nông nghiệp chị được hợp pháp khi chủ sở hữu đất thực hiện việc xin chuyển đổi quyền sử dụng đất. Mọi hành vi sử dụng đất trái với mục đích đều vi phạm pháp luật. Nếu quý khách hàng cần được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến xây nhà trên đất nông nghiệp vui lòng liên hệ với Nasaland qua hotline 0909 777 500.

    Nhận Bảng Giá từ chủ đầu tư

    SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND
    ✅ Địa chỉ: 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam.
    ✅ Hotline: (+84)909777500 – (+84)932777400
    ✅ Email: info@nasaland.vn

    Đánh giá nội dung này