Nhà thầu xây dựng là gì? Những điều bạn cần biết
Nhà thầu xây dựng là cụm từ thường nghe thấy đối với các công trình xây dựng. Vậy nhà thầu xây dựng là gì? Có bao nhiêu loại thầu xây dựng bạn cần biết? Hãy cùng Nasaland giải đáp các vấn đề này nhé.
Nhà thầu xây dựng là gì?
Vậy thực chất nhà thầu xây dựng là gì? Hay chủ thầu là gì? Nhà thầu xây dựng (hay chủ thầu) là tổ chức hoặc đơn vị có đầy đủ chức năng và năng lực để thi công xây dựng các công trình cho chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình đó.
Một nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp thì cần đảm bảo có được đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý liên quan đến lĩnh vực làm việc, có thể kể ra như sau:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh; các chứng chỉ hành nghề liên quan.
- Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật viên, giám sát viên cũng như chỉ huy công trình… sở hữu kiến thức và các kỹ năng cần thiết.
- Đội ngũ nhân công lành nghề, đạt tiêu chuẩn và có kinh nghiệm thi công nhiều công trình.
Chỉ khi nhà thầu trang bị đủ những điều trên thì các chủ đầu tư mới an tâm giao cho họ việc thiết kế và thi công các công trình của mình. Vì nhà thầu thi công xây dựng sẽ có trách nhiệm cung cấp những vật tư, nhân công theo như thỏa thuận hợp đồng. Đồng thời, chủ thầu cũng chịu trách nhiệm về mặt pháp luật nếu công trình và chất lượng của công trình xảy ra vấn đề.
Bạn có quan tâm: Nhà ở là gì? Các loại hình phổ biến tại Việt Nam
Các loại nhà thầu trong xây dựng?
Hiện nay, có 2 loại nhà thầu xây dựng chính là nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Bên cạnh đó, xét theo các yếu tố riêng biệt thì vẫn có vài khái niệm về các loại nhà thầu khác như sau:
Phân loại theo vai trò:
- Nhà thầu chính: Là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu. Họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà đầu tư cũng như chính là người đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức, 1 doanh nghiệp…
- Nhà thầu phụ: Là nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu theo đúng hợp đồng mà họ đã ký kết với nhà thầu chính. Họ làm việc trực tiếp với nhà thầu chính chứ không phải nhà đầu tư.
Để làm được tất cả các công việc của một công trình, nhà thầu phải ký hợp đồng giao khoán với một số nhà thầu phụ, để thực hiện công việc chuyên ngành. Lúc này nhà thầu phụ là bên thứ ba. Nhà thầu phụ sẽ chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để cung cấp, thi công các công việc chuyên ngành.
Phân loại theo quốc tịch:
- Nhà thầu trong nước: Là các cá nhân/đơn vị/tổ chức được thành lập theo pháp luật của Việt Nam và thường là cá nhân/tổ chức mang quốc tịch Việt Nam.
- Nhà thầu nước ngoài: Là các cá nhân/tổ chức được thành lập theo pháp luật của quốc gia khác. Họ mang quốc tịch nước ngoài nhưng có tham gia dự thầu tại Việt Nam.
Phân loại theo tư cách:
- Nhà thầu độc lập
- Nhà thầu liên danh
Phân loại theo chức năng:
- Nhà thầu tư vấn
- Nhà thầu thi công
- Nhà thầu đánh giá, thẩm định
- Nhà thầu khác.
Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng bao gồm:
- Bảo đảm chất lượng từng hạng mục của công trình.
- Cung cấp các loại vật tư phương tiện, thiết bị và lượng nhân công cho công trình.
- Ký hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm khi xảy ra các sự cố liên quan đến thầu phụ.
- Quản lý các biện pháp thi công, chịu trách nhiệm về các sự cố liên quan trong quá trình thi công.
Qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được nhà thầu xây dựng là gì, các loại nhà thầu trong xây dựng cùng nhiều thông tin liên quan khác. Hy vọng những hiểu biết mà Nasaland chia sẻ sẽ giúp ích nhiều cho khách hàng trong công việc và cuộc sống!
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NASALAND
Địa chỉ: 30 Trần Lựu, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam.
Hotline: (+84)909777500 – (+84)932777400
Email: info@nasaland.vn